Chùm ảnh: ‘Đồ khỉ gió’ – hóa ra nó là con này
Khi thể hiện sự bực tức với người hoặc vật nào đó, người Việt thường thốt lên “đồ khỉ gió” hoặc “cái thứ khỉ gió này”. Vậy con khỉ gió là con gì?
“Con khỉ gió” chính là một tên gọi dành cho các loài cu li, gồm cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và cu li lớn (Nycticebus coucang) ở Việt Nam. Đây là các loài thú thuộc phân họ Cu li, bộ Linh trưởng.
Cả hai loài cu li ở Việt Nam đều có kích cỡ khá nhỏ, cu li lớn dài khoảng 25-35 cm, còn cu li nhỏ từ 15-25 cm. Chúng đều có bộ lông màu hung, ngoại hình khá giống nhau. Điểm phân biệt là cu li lớn có dải lông sẫm rõ nét trên gáy và lưng.
Cu li sống chủ yếu ở các khu rừng xanh rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, thức ăn là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ…
Là động vật hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây, ban đêm mới mò ra kiếm ăn. Do tập tính ăn đêm, cu li có đôi mắt to với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.
Trái với vẻ lanh lợi của đa số các loài linh trưởng, cu li di chuyển thong thả bằng cách dùng bàn tay nắm vào cành cây chứ không thể nhảy nhót.
Khi ngủ, cu li thường giấu mặt vào hốc cây, thân cây, hai tay ôm đầu, che mặt nên còn được gọi là con xấu hổ. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là con cù lần.
Cho đến nay, chưa thấy có ý kiến nào lý giải về mối liên hệ giữa con cu li – loài vật rất chậm chạp, hiền lành – với câu cửa miệng “đồ khỉ gió” của người Việt.
Trên thế giới, cu li lớn và cu li nhỏ sống trong các khu vực rừng lá rộng cận nhiệt đới và nhiệt đới ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, chúng được ghi nhận ở miền Bắc và miền Trung.
Hiện nay, số lượng cu li đang suy giảm mạnh do suy thoái môi trường và sự săn bắt vô tội vạ của con người.
Tại Việt Nam, cả hai loài cu li đã đề cập đều được xếp vào danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
“Con khỉ gió” chính là một tên gọi dành cho các loài cu li, gồm cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) và cu li lớn (Nycticebus coucang) ở Việt Nam. Đây là các loài thú thuộc phân họ Cu li, bộ Linh trưởng.
Cả hai loài cu li ở Việt Nam đều có kích cỡ khá nhỏ, cu li lớn dài khoảng 25-35 cm, còn cu li nhỏ từ 15-25 cm. Chúng đều có bộ lông màu hung, ngoại hình khá giống nhau. Điểm phân biệt là cu li lớn có dải lông sẫm rõ nét trên gáy và lưng.
Cu li sống chủ yếu ở các khu rừng xanh rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, thức ăn là các loài côn trùng, bọ cánh cứng, quả cây, lá nõn cây, trứng chim và chim non trong tổ…
Là động vật hoạt động về đêm, ban ngày chúng thường cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây, ban đêm mới mò ra kiếm ăn. Do tập tính ăn đêm, cu li có đôi mắt to với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.
Trái với vẻ lanh lợi của đa số các loài linh trưởng, cu li di chuyển thong thả bằng cách dùng bàn tay nắm vào cành cây chứ không thể nhảy nhót.
Khi ngủ, cu li thường giấu mặt vào hốc cây, thân cây, hai tay ôm đầu, che mặt nên còn được gọi là con xấu hổ. Ngoài ra chúng còn có tên gọi khác là con cù lần.
Cho đến nay, chưa thấy có ý kiến nào lý giải về mối liên hệ giữa con cu li – loài vật rất chậm chạp, hiền lành – với câu cửa miệng “đồ khỉ gió” của người Việt.
Trên thế giới, cu li lớn và cu li nhỏ sống trong các khu vực rừng lá rộng cận nhiệt đới và nhiệt đới ở Đông Dương và Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, chúng được ghi nhận ở miền Bắc và miền Trung.
Hiện nay, số lượng cu li đang suy giảm mạnh do suy thoái môi trường và sự săn bắt vô tội vạ của con người.
Tại Việt Nam, cả hai loài cu li đã đề cập đều được xếp vào danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG