Dấu ấn vua Gia Long và AHDT Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc
Có hai nhân vật lịch sử nổi tiếng của Việt Nam: Nguyễn Ánh – Gia Long và Anh hùng Nguyễn Trung Trực, mỗi người chiến đấu vì một mục đích khác nhau. Tuy nhiên cả hai có một điểm chung, khi thất thế, họ đều chạy ra Phú Quốc để lánh nạn.
Dấu
chân Hoàng Đế Gia Long
Giữa
năm 1783 quân Tây Sơn tiếp tục Nam tiến tấn công Nguyễn Ánh. Thế quân Tây Sơn
lúc này rất mạnh, Nguyễn Ánh phải trốn chạy ở hầu khắp vùng sông nước nam Bộ.
Tuy nhiên đi đến đâu cũng bị quân Tây Sơn truy kích.
Trong
thế đường cùng, Nguyễn Ánh cùng tàn quân phải trốn chạy ra đảo Phú Quốc. Chính
hòn đảo này đã cưu mang ông để sau này ông quay lại đất liền thu phục binh lực,
đánh bại Tây Sơn, lên ngôi Hoàng Đế vào năm 1802.
Chuyện
kể rằng, trong một lần trốn chạy nghĩa quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh cùng vợ con và
binh sỹ phải chạy ra khu vực Mũi Ông Đội, thuộc đảo Phú Quốc. Đây là một dãy
núi lớn chạy ra biển, mũi hướng đông, địa thế khá hiểm trở.Tuy nhiên khi tới
đây thì lương thực cạn kiệt, rau củ hái trong rừng cũng không đủ nuôi quân.Tình
thế vô cùng khó khăn, nếu di chuyển đi nơi khác thì sẽ bị nghĩa quân Tây Sơn chặn
đánh.
Trong
lúc lòng quân dao động, Nguyễn Ánh tâm trí rối bời, ông dẫm mạnh chân, cắm phập
thanh gươm xuống đất, ngửa mặt lên trời thốt lên: “Nếu trời cho ta làm vua thì
hay ban cho ta nước ngọt và lương thực”. Sau tiếng than, nước ngọt bỗng đâu
tuôn trào từ mũi gươm vừa cắm xuống. Và cá từ biển khơi bỗng đâu kéo đến đen
kín quanh Mũi Ông Đội. Nước ngọt và cá đã giúp cho Chúa Nguyễn cùng binh sỹ vượt
qua tình cảnh nguy khốn. Loài cá này từ đó cũng được đặt tên là Cá Cơm.
Mũi
Ông Đội nay thuộc thị trấn An Thới, nằm gần khu vực đóng quân của Hải quân Vùng
5. Nơi đây có một eo biển tuyệt đẹp, nước biển trong vắt, cát mịn màng. Hiện có
nhiều dự án du lịch lớn đang được đầu tư xây dựng. Du khách đến Mũi Ông Đội để
được chụp hình nơi in dấu chân Nguyễn Ánh – Gia Long, uống nước ngọt lành kỳ lạ
của Giếng Tiên. Nhiều người mê tín còn tin rằng nước giếng có khả năng chữa bệnh.Tại
đây còn có một “Ngai Vàng” bằng đá nặng hàng tấn, nhìn về hướng Đông. Ngôi đền
thờ với dòng chữ “Đức thế tổ Cao Hoàng Đế Vua Gia Long” vẫn ngày đêm thoảng mùi
hương khói.Khu vực biển mũi Ông Đội cũng là nơi du khách thỏa thích tắm biển, lặn
ngắm san hô, câu cá…
Trận
chiến cuối cùng của Nguyễn Trung Trực
Một
nhân vật lịch sử nổi tiếng khác – Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực (1839
-1868), thủ lĩnh phong trào chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19 ở nam Bộ, lúc lâm
nguy cũng đã phải chạy ra đảo Phú Quốc.
Rạng
sáng ngày 16/6/1868, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực bất ngờ đánh úp đồn Kiên
Giang (nay là khu vực UBND tỉnh Kiên Giang đóng), tiêu diệt 5 viên sỹ quan
Pháp, 67 lính, thu nhiều súng đạn. Tuy nhiên sau chiến thắng này, vài ngày sau
Bộ chỉ huy Pháp ở Mỹ Tho điều động lực lượng phản công. Do quân địch quá mạnh,
Nguyễn Trung Trực phải rút về Hòn Chông (Kiên Lương) rồi vượt biển ra đảo Phú
Quốc, đóng quân tại vùng rừng ở xã Cửa Cạn.
Đến
tháng 9/1868, Pháp tiếp tục điều động lực lượng hùng hậu ra đảo Phú Quốc truy
đuổi nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Nghĩa quân đã chống cự lại quyết liệt hàng
tháng trời ròng rã trên đảo. Sau khi bắt được Nguyễn Trung Trực, ngày
27/10/1868, nhà cầm quyền Pháp đã đưa ông ra hành hình tại chợ Rạch Giá. Trước
khi hi sinh, ông còn làm thơ và khẳng khái tuyên bố: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước
Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”
Sau
khi Nguyễn Trung Trực hi sinh, đình thờ vị anh hùng dân tộc khí phách hiên
ngang này mọc lên ở hầu khắp các tỉnh miền Tây. Tại đình thờ ở vùng rừng thuộc ấp
2, xã Cửa Cạn (Phú Quốc), người dân còn xây một ngôi nhà dài để lưu giữ chiếc
ghe chiến đấu của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Những hiện vật của nghĩa quân
cũng được bảo tàng Cội Nguồn trên đảo Phú Quốc trưng bày ở những vị trí trang
trọng.
Ở
gần cửa sông Cửa Cạn là ngôi mộ Bà Tướng Lớn – vợ của Thần tướng Nguyễn Trung
Trực cũng được người dân tôn tạo, trông coi ngày đêm. Dân trên đảo Phú Quốc hiện
còn lưu truyền câu chuyện rằng: Vợ Nguyễn Trung Trực sinh con nhưng thiếu sữa
cho con bú. Biết được việc này, quân Pháp ra lệnh hễ ai cho con của Nguyễn
Trung Trực bú thì sẽ tru di ba đời. Dân làng ở Cửa Cạn lo sợ đã không dám cho sữa.
Đi xin sữa cả làng không ai cho, người vợ của Nguyễn Trung Trực lên thuyền vượt
biển vào đất liền để cứu con, nhưng ghe bị mắc cạn và hai mẹ con đã qua đời. Địa
danh Cửa Cạn ra đời từ đó.
Sau khi Bà Tướng Lớn
qua đời thì tại xã Cửa Cạn, hễ ai sinh con ra cũng không thể nuôi được. Người
dân đồn rằng Bà Tướng Lớn hận người đời nên ai sinh con ra là bà bắt đi. Người
dân Cửa Cạn muốn nuôi được con thì phải đi nơi khác sinh, hết thời kỳ cho bú mới
dám đưa về nhà. Mộ Bà Tướng Lớn được tìm thấy ngày 27/4/1963, ở vùng Đồng Bà, ấp
3, xã Cửa Cạn. Hàng năm vào các ngày 18 và 19/8 âm lịch người dân tổ chức lễ giỗ
cúng bà.
Bên
trong đền thờ Hoàng Đế Gia Long tại mũi Ông Đội
Dấu chân Nguyễn Ánh – Gia Long trên đá
“Ngai
vàng” nơi Nguyễn Ánh – Gia Long ngự
Mũi Ông Đội nhìn từ xa
Tượng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực tại ấp 2, xã Cửa Cạn
Khu lăng mộ Bà Tướng Lớn
Theo HỒNG LĨNH